Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gia tăng 2.5%

Bằng đại học không đảm bảo duy trì việc làm lâu dài đối với lao động trẻ ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta chiếm 2,3% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh. Ảnh thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn

Theo số liệu chỉ ra số lượng người thất nghiệp tăng từ 16.400 lên 1,08 triệu lao động trong quý hai trong tổng số 47,5 triệu người trong lực lượng lao động của cả nước.

Mọi người đều cho rằng giáo dục tốt thường mang đến cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học và những người có bằng thạc sĩ có công việc lâu dài và ổn định thường thấp.

1.500 việc làm chờ người lao động ở Hà Nội

Số liệu chính thức từ bộ cho thấy có 39% tỷ lệ người thất nghiệp là các chuyên gia có trình độ cao, trong số đó có một nửa có trình độ giáo dục đại học.

Số lượng người trẻ sống ở các khu vực thành thị xin trợ cấp thất nghiệp chiếm 11,3% trong khi tỷ lệ này ở các khu vực nông thôn chỉ chiếm 5,24%.Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn theo thống kê đối với những người đăng ký hơn một năm là 22,6%.

Mặc dù thị trường lao động Việt Nam vẫn ổn định nhưng hầu hết các công việc được trả lương thấp, lao động có trình độ chuyên môn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, theo ông Doãn Mậu Diệp, Phó Bộ trưởng Lao động.

Những người thất nghiệp chủ yếu muốn tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhu cầu lao động trên thị trường chủ yếu là các ngành như dệt may, chăn nuôi, sản xuất, cơ khí, bán hàng và tiếp thị. Những lĩnh vực được trả lương thấp và nguồn lao động chủ yếu là công nhân.

Theo Thứ trưởng, chính phủ cần giám sát việc cung và cầu trong thị trường lao động để các tổ chức giáo dục như trường đại học và dạy nghề xây dựng những chiến lược đúng đắn trong chương trình đạo tạo phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dựa vào số liệu thống kê cho thấy trong quý II năm 2016, thu nhập bình quân hàng tháng giảm 5% chỉ còn 4.85 triệu đồng so với quý trước. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Lao động cho biết sự suy giảm một phần là do thực tế năng suất lao động Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Mặc dù lao dộng duy trì chất lượng lao động là cần thiết nhưng số lượng công nhân được đào tạo chỉ chiếm 20,62% lực lượng lao động, tăng hơn 0,56% so với năm ngoái.

Theo thống kê Ngân hàng Thế giới, chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá ở một mức 3,39 điểm trên thang điểm 10, đứng thứ 11 trong số 12 quốc gia ở Đông Nam Á, thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc với 6,91 điểm , Ấn Độ 5,76 điểm và Malaysia 5,59 điểm.

Khoa Học Công Nghệ Là Gì

Xã hội ngày càng phát triển, văn minh và khoa học và công nghệ cũng ngày càng phát huy tối đa vai trò đối với đời sống con người là ngày càng hiện đại. Và để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề khoa học công nghệ là gì?

  1. Khái niệm

Khoa học công nghệ là tổng hợp toàn bộ những hoạt động có tính sáng tạo và hệ thống giúp phát triển được những kiến thức liên quan đến tự nhiên và xã hội của con người. Từ đó sử dụng các kiến thức này một cách sáng tạo vào việc tạo ra những nguồn ứng dụng mới.

  • Vai trò của khoa học công nghệ

Vai trò đầu tiên đó là thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế: khoa học công nghệ giúp tạo ra những công cụ phục vụ sản xuất mới, hiện đại hơn và phương pháp sản xuất mới có hiệu quả hơn; đồng thời chuyển dần từ lao động thủ công sang sử dụng máy móc, kỹ thuật từ đó làm tăng năng suất lao động đồng thời giúp giảm thời gian làm việc của con người, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, đề cao những lao động trí thức.

Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường: Hàng hóa muốn cạnh tranh được trong thị trường mà vẫn mang lại lợi nhuận thì cần phải đáp ứng được yêu cầu đó là chi phí đầu vào, chi phí sản xuất đạt mức tối thiểu mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Muốn vậy thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại lợi ích và tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó có những tác động tích cực vì sản xuất được đồng bộ, hiện đại và quy mô sản xuất mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế thị trường.

Là công cụ phục vụ và phát triển con người: nhờ vào khoa học công nghệ mà con người đã phát minh ra nhiều loại thuốc, vắc xin để trị những căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe con người. Trong sản xuất, khoa học công nghệ nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, quy mô sản xuất, đồng thời kích cầu, tăng nguồn cung, tăng thu nhập bình quân cho người lao động từ đó cải thiện đời sống. Đặc biệt trong sinh hoạt hằng ngày, con người tiếp thu khoa học công nghệ để dễ dàng hơn trong công việc, sinh hoạt, đời sống tinh thần và trao đổi thông tin, đi lại…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho hoạt động phân công xã hội ngày một sâu sắc hơn. Dẫn đến việc nhiều ngành nghề mới xuất hiện cùng nhiều lĩnh vực kinh tế mới tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thay đổi theo hướng tích cực.

  • Khoa học công nghệ áp dụng trong thực tế

Trong thực tế cuộc sống, thì khoa học công nghệ là không thể thiếu vì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng từ vấn đề sức khỏe cho đến nhu cầu cơ bản đó là đi lại thì chúng ta vẫn cần đến nó.

Về sức khỏe, thẩm mỹ: chữa các căn bệnh như ung thư, các loại vắc xin phòng bệnh, hỗ trợ thẩm mỹ để cải thiện sắc đẹp cho con người,…

Về giáo dục: Phục vụ việc học tập, sáng tạo cho thế hệ trẻ có máy tính, laptop…, kết nối nhà trường và gia đình…

Về đời sống: nhu cầu di chuyển như máy bay, taxi, xe máy; nhu cầu liên lạc là điện thoại, nhu cầu giải trí: tivi,…

Trong sản xuất: nông nghiệp thì nhiều máy móc ra đời để hỗ trợ việc thu hoạch nông sản hiệu quả và nâng cao năng suất, trong công nghiệp, dịch vụ thì khoa học công nghệ cũng là một công cụ quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và còn kiểm soát được toàn bộ quy trình làm việc…

Khoa học công nghệ là gì mà lại có một vai trò thiết yếu như vậy? Tất cả là kết quả của trí tuệ con người, là một tài nguyên không bao giờ cạn kiệt. Vì thế chúng ta bên cạnh việc tiếp thu, hưởng thụ thành quả từ khoa học công nghệ, còn phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo để có thể đưa nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển hơn nữa, để mà có thể phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người.

Developer là gì

Như chúng ta đã biết, máy tính xuất hiện đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin. Và ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực và đời sống thì công nghệ thông tin đều đóng vai trò quan trọng. Chính lẽ đó mà nhu cầu về ngành công nghệ thông tin ngày càng nhiều, vị trí các công việc cũng đa dạng, thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh, sinh viên. Và công việc không thể không nhắc đến đó là “ Developer”. Vậy thì developer là gì, chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về nó để các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn.

  • Developer là gì

Developer là cách gọi của một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm. Là người sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính bằng các công cụ là các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Họ là người xử lý các đoạn mã lập trình và sáng tạo ra các phần mềm máy tính hiệu quả, hoàn chỉnh phục vụ cho con người. Có thể so sánh các developer như những nhạc sĩ tài ba sáng tác nên những ca khúc mới lạ chỉ  từ những nốt nhạc.

  • Công việc của developer

Để có thể sáng tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh thì khối lượng công việc của một lập trình viên cũng khá nhiều. Các công việc sẽ là: Lập trình game, lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, mobile,…Bao gồm những việc chính:

Xây dựng, thiết kế tạo ra một ứng dụng, phần mềm mới

Nâng cấp, sửa chữa, cải tiến những phần mềm, ứng dụng đã có sẵn

Xây dựng, cài đặt thêm các chức năng xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn

Tiến hành nghiên cứu, xây dựng, phát triển công nghệ mới

Và để phục vụ cho các nhiệm vụ trên, thì người lập trình sẽ làm các công việc cụ thể như sau: Viết các chương trình bằng nhiều ngôn ngữ lập trình, cập nhật và mở rộng các chương trình có sẵn, kiểm tra lỗi và sửa lỗi của các chương trình, sử dụng thư viện mã số nhằm đơn giản hóa tài liệu…

  • Các kỹ năng cần của một developer

Bất kỳ một công việc nào cũng có những kỹ năng cần thiết, developer cũng vậy. Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng thì để có thể trở thành một lập trình viên giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần ở họ những kỹ năng sau:

Sự tập trung cao độ, cẩn thận trong công việc: Vì tính chất công việc là khá phức tạp, làm việc với máy tính ở cường độ cao nên sự xao nhãng, mất tập trung là khó tránh khỏi. Nhưng họ phải làm việc với các dữ liệu, mã code nên sự tập trung cao kết hợp sự tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ sẽ giúp tạo hiệu quả cho công việc. Bởi nếu xảy ra một lỗi hay sai xót rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm, bạn sẽ phải tốn thời gian khắc phục lỗi dẫn đến hiệu quả công việc thấp mà còn tốn nhiều thời gian, gián đoạn kế hoạch, gây chán nản.

Developer vừa có khả năng làm việc độc lập mà vừa có khả năng làm việc nhóm: muốn có một sản phẩm hoàn chỉnh thì phải trải qua rất nhiều khâu làm việc, vì thế các công việc sẽ được chia cho mỗi cá nhân nên đòi hỏi sự làm việc và xử lý công việc độc lập. Bên cạnh đó các lập trình viên cần có sự kết nối, thảo luận, đóng góp cùng nhau để tạo ra thành phẩm cuối cùng thật hoàn chỉnh và hiệu quả. Đó là lí do vì sao developer cần phải làm việc nhóm.

Có khả năng thiết kế, tư duy và sáng tạo: Để làm ra một sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm của mọi người và đạt chất lượng thì người lập trình phải có khả năng tư duy logic, sáng tạo, đồng thời có mắt thẩm mỹ tốt để thiết kế sản phẩm thật đẹp mắt về hình thức lẫn nội dung, khi ấy sản phẩm mới thực sự thành công và đón nhận.

Sự kiên nhẫn, bình tĩnh: trong quá trình làm việc thì chắc chắn sẽ có những vấn đề, tình huống mà developer tạm thời chưa giải quyết, xử lý được và tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Nhưng phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn để tìm ra cách giải quyết và hướng đi đúng nhất, bởi đó là những vấn đề phức tạp. Nếu bạn vội vàng và nóng tính thì khó có thể theo đuổi công việc lâu dài.

Developer là gì? Những kỹ năng cần có của một developer có lẽ đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn. Và liệu bạn có đủ can đảm và tự tin để theo đuổi công việc này. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.

Associate Là Gì

Trong nền kinh tế hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thì việc có một số từ tiếng anh được sử dụng phổ biến, thường xuyên là điều khó tránh khỏi, điển hình là Associate. Nhưng đối với những người mới chập chững vào nghề hay những người không làm kinh doanh lại khá mơ hồ và không nắm rõ về ý nghĩa của nó. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Associate là gì nhé!

  • Khái niệm

Associate là một động từ trong tiếng anh có nghĩa là kết giao, kết hợp, liên kết, hợp tác lại với nhau hay ý muốn kết giao, giao thiệp với nhau. Và từ này được dùng trong công việc với nghĩa tương tự đó có thể là giữa hai người, hai nhóm, hai doanh nghiệp, tổ chức,… có cùng có mục tiêu nên hợp tác, liên kết lại với nhau và đôi bên cùng có lợi. Associate còn có vai trò là một danh từ, có nghĩa là bạn đồng liêu, người cùng cộng tác, đồng minh; cũng có nghĩa là hội viên thông tin, viện sĩ thông tấn; hoặc là vật phụ thuộc, liên kết với vật khác. Khi nó là một tính từ, thì nghĩa cũng là kết giao, kết hợp liên hợp, liên đới hoặc được hiểu theo nghĩa Mỹ là cùng cộng tác, phụ, trợ. Có thể thấy, với vai trò là danh từ, động từ, hay tính từ thì lớp nghĩa cơ bản của associate đó là sự liên kết, hợp tác trong công việc hay trong cuộc sống hàng này giữa người với người.

  • Lợi ích của Associate

Khi doanh nghiệp đồng ý associate nghĩa là số tiền họ bỏ ra đầu tư ban đầu sẽ ít hơn điều đó đồng nghĩa với việc giảm rủi ro về chi phí. Thứ nữa, nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính mà vẫn muốn thực hiện dự án, kế hoạch đó vì nó tiềm năng thì việc tìm kiếm người cùng quan điểm, suy nghĩ để hợp tác là vô cùng đúng đắn. Và việc hợp tác cùng nhau sẽ làm tăng hiệu quả công việc và tiến trình làm việc bởi có sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến từ bên đối tác, biết đâu sẽ giúp ta hoàn thiện những thiếu sót.

Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt thì associate sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Chính vì lẽ đó mới có sự ra đời của rất nhiều hiệp hội, tổ chức,… để các thành viên trong hội có thể tương trợ nhau và đứng vững hơn, thậm chị có thể lớn mạnh hơn trước, thay vì chỉ đơn phương chống chọi một cách chật vật để có thể tồn tại trong  nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, chỉ cần một sai xót nhỏ có thể sẽ bị đào thải lập tức.

Associate sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên, đạt được mục đích ban đầu mà doanh nghiệp đề ra có thể là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, thị phần, thương hiệu,…, và trong kinh doanh thì lợi ích sẽ được đặt lên hàng đầu chính vì vậy các đề nghị hợp tác thường là những đề nghị đáng để xem xét lựa chọn.

Cũng chính vì những lợi ích từ việc associate cho nên khi ai đó hỏi bạn có nên associate không? Thì câu trả lời sẽ là có vì việc hợp tác, liên kết trong kinh doanh tuy có thể phát sinh nhiều vấn đề nhưng lợi ích mà nó mang lại sẽ xứng đáng rất nhiều.

  • Nguyên tắc khi associate trong kinh doanh

Thứ nhất: luôn có hợp đồng. Hợp đồng sẽ ghi lại những vấn đề quan trọng mà hai bên đã bàn bạc và thỏa thuận đi đến thống nhất. Hợp đồng được xem là bản cam kết hợp tác và nếu có phát sinh những tình huống hay rắc rối nào thì sẽ được căn cứ theo hợp đồng để giải quyết.

Thứ hai: quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi đôi bên. Cần phải nêu rõ ràng lợi ích đạt được của hai bên sau khi hợp tác để tránh xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng trong công việc, đồng thời hai bên cùng nhau hỗ trợ nhau để công việc được hoàn thiện hơn, tránh việc bên mạnh lấn áp bên yếu.

Thứ ba: Xem xét kỹ các điều khoản hợp tác. Trước khi ký vào hợp đồng thì việc quan trọng đó là phải đọc và xem xét thật kỹ các điều khoản trong đó để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, xem xét khả năng của bản thân nếu trường hợp xấu nhất xảy ra nhưng vẫn có thể xoay sở được để không phải đánh liều rồi rơi vào tình trạng phá sản, trắng tay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Associate là gì, có thể đưa ra kết luận hợp tác là rất tốt, nhưng không nên mạo hiểm mà hãy xem xét thật kỹ mọi vấn đề để việc hợp tác mang lại lợi ích cao nhất, tránh rủi ro đáng tiếc cho bản thân, doanh nghiệp.

Lời khuyên khi làm việc ở văn phòng

Văn phòng hiện đại không phải là một môi trường “kinh hoàng” nhưng cũng không dễ chịu chút nào. Nếu không gian làm việc, đồng nghiệp của bạn hoặc cảm giác chìm nghỉm của bạn không  được khắc phục, đây là những biện pháp có thể giúp bạn.

Rời khỏi việc làm hiện tại mà không cắt đứt liên lạc với đồng nghiệp

Bạn rời công ty hiện tại và tìm công việc mới ở công ty khác, bạn bắt đầu những mối quan hệ mới, môi trường mới nhưng bạn đừng cắt đứt mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, sếp cũ của bạn. Bạn nên lưu ý không được nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp, khách hàng của mình, nếu những cuộc liên hoan trò chuyện có đồng nghiệp tò mò hỏi lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ thì bạn nên nói: “công việc ở công ty abc không còn phù hợp với tôi; tôi muốn thay đổi môi trường mới; Tôi vừa chuyển nhà mà khoảng cách nhà tôi đến công ty xa quá;…”. Khi nào có dịp sinh nhật nhớ gọi điện thoại chúc mình sếp cũ và các đồng nghiệp đã từng giúp đỡ bạn. Tôi tin rằng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ sẽ có ích cho bạn trong tương lai, thêm vào đó thể hiện bạn là người sống có nghĩa có tình.

lời khuyên làm việc môi trường văn phòng

Những lời khuyên bổ ích cho nhân viên văn phòng. Ảnh clearimpact.io

Dễ dàng Nói chuyện vui vẻ với Bất kỳ ai

Thiết lập mối quan hệ với cộng sự bộ phận và các đồng nghiệp công ty như thếnào? Bạn tận dụng lễ kỷ niệm thành lập công ty, giờ ăn trưa, tiệc giáng sinh,… Để bắt chuyện làm quen với đồng nghiệp: “Bạn hỏi han về công việc? Trò chuyện về việc nuôi dạy con? Sở thích picnic? Cách chăm sóc thú cưng?;…” Điều đó sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người đối diện, nên nhớ bạn phải học cách lắng nghe khi tương tác với đồng nghiệp. Bạn đừng tỏ vẻ vội vàng, cứ nói chuyện bình thường, qua thời gian hai bên hiểu nhau đồng nghiệp sẽ chia sẻ nhiều hơn với bạn.

Làm cho không gian làm việc của bạn tốt hơn với những thay đổi nhỏ

Bạn không thể chỉ yêu cầu một góc trong văn phòng, bạn có thể làm cho nơi bạn làm công việc của bạn tốt hơn nhiều với những thay đổi nhỏ. Hãy xem xét mua cho mình một con chuột tuyệt vời hoặc bàn phím tiện dụng, loại bạn sẽ mang theo để thực hiện việc làm được phân công tiếp theo của bạn. Thực hiện một số thay đổi, đem đến một số thực vật sống được lâu, và điều này sẽ cải thiện rất nhiều không gian vật lý của bạn

Tránh phớt lờ người khác

Nhà sáng lập 37Signals và tác giả Rework, Jason Fried chia sẻ nhiều nhân viên đem việc về nhà làm ngày cuối tuần và thích làm việc vào buổi tối. Với cách làm việc như vậy thì điện thoại gọi đến, email khách hàng, tương tác với đồng nghiệp không được trả lời ngay lập tức. Vì vậy điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, ức chế tâm lý khách hàng. Ở mỗi công ty chúng ta cần xây dựng văn hóa và quy trình thống nhất cũng như cách ứng phó phù hợp nếu xảy ra tình huống phát sinh để tất cả nhân viên đều không phải làm việc vào ngày nghỉ.

Tránh phiền toái qua email và những ký hiệu

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sếp của bạn lại càu nhàu khi bạn gửi email cho anh ấy về một “sai lầm lớn” mà bạn “không thể tin” đã không được giải quyết tốt hơn? Đây là những cụm được sử dụng với các ký tự để nhấn mạnh và phân biệt. Đó là những gì luật sư và điều tra viên tìm kiếm. Tất nhiên, bạn không nên nói dối, nhưng cấp trên của bạn sẽ không muốn bạn dán các dấu hiệu trong cửa sổ đọc như: “Những điều mờ ám xảy ra ở đây!”. Vui lòng xem lại email của bạn trước khi gửi nó, suy nghĩ xem email này có gây phiền toái không. Hãy nghĩ về nó như một lời khuyên chân thành vì hầu hết các chữ ký email tự động là vô nghĩa, nó quá phổ biến và thiếu chân thành. Đây là những gì bạn nên cố gắng tránh, nếu bạn không muốn tìm kiếm công việc mới.

Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Khi bạn tìm kiếm một công việc và nhận được lời mời làm việc, điều quan trọng là dành thời gian để đánh giá cẩn thận đề xuất ấy, rồi mới quyết định nhận lời làm việc hay là từ chối lời mời của nhà tuyển dụng.

Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Bạn cân nhắc mức lương, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, văn hóa công ty, chuyên môn của bạn có phù hợp với yêu cầu công ty hay không? Bạn gửi email nhà tuyển dụng hẹn họ cho bạn vài ngày để bạn suy nghĩ kỹ trước khi ký hợp đồng làm việc với công ty.

Dưới đây là 5 điều bạn cần suy nghĩ khi bạn tìm việc làm và trước khi nói “đồng ý”:

đánh giá đề nghị làm việc

Ứng viên cân nhắc đề nghị làm việc ở công ty mới.Ảnh nevadasmallbusiness.com

 

1.Vấn đề tiền

Mức lương thử việc, lương chính thức mà công ty tuyển dụng đề xuất bạn cảm thấy có hợp lý với danh sách công việc mà bạn phải làm sau khi trở thành nhân viên chính thức công ty họ không? Bạn trao đổi thẳng thắn về tiền thưởng, tiền bồi thường nếu công ty hủy hợp đồng làm việc, phúc lợi nhân viên được hưởng dựa vào chức vụ. Nếu chưa hài lòng về điều gì bạn nên đàm phán lại với họ. Ngoài ra, bạn suy tính các khoản tiền chi tiêu, tích lũy, dự phòng,… của mình với khoản lương như vậy có đảm bảo cuộc sống thoải mái hay không nhé.

2.Phúc lợi và quyền lợi

Bạn trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng về chế độ phúc lợi mà bạn được hưởng, nếu cần thiết bạn nhờ họ in ra để bạn tiện kiểm tra. Bạn tìm hiểu cụ thể về bảo hiểm sức khỏe,thời gian nghỉ thai sản (nếu là nữ) thời gian nghỉ phép, tiền thuế thu nhập cá nhân bạn đóng hàng tháng, chính sách cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ, tiền thưởng theo dự án hay tiền thưởng theo năm, tiêu chí xét tăng lương hàng năm là gì? Phúc lợi kèm theo từng chức vụ cụ thể mà công ty đãi ngộ nhân viên,… Dưới đây là những chia sẻ để bạn có thể lên ổn định công việc ở môi trường mới và đẩy nhanh dự định nghỉ hưu sớm của mình.

3.Giờ và Du lịch

Trước khi chấp nhận công việc bạn hãy chắc chắn rằng mình nắm quy định thời gian làm việc ở công ty. Nếu bạn quen làm việc 35 giờ một tuần mà vị trí hiện tại đòi hỏi bạn phải làm việc 45 đến 50 giờ một tuần liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn hay không? Bạn tìm hiểu nên đi làm bằng xe buýt , tàu điện ngầm hoặc tự lái ô tô, giờ cao điểm thường hay tắc đường ở đoạn đường nào? Chỗ làm của bạn có gần trường học con bạn hay không? Chi phí đậu xe hàng tháng là bao nhiêu? Liệu công ty có hỗ trợ chi phí đậu xe hay không?…

Mỗi năm công ty du lịch nghĩ dưỡng vào tháng nào? Đi du lịch mỗi nhân viên được mang theo mấy người thân? Nhân viên có phải trả một khoản chi phí hay không? Những điều này bạn có thể thẳng thắn trao đổi với bộ phận tuyển dụng nhân sự.

4.Tính linh hoạt và văn hóa công ty

Nhiều nhân viên có cha mẹ lớn tuổi, con nhỏ, liệu công ty có thể cho phép họ đi trễ 15-30 phút nhưng họ vẫn đảm bảo tiến độ công việc được giao. Từng có trường hợp một ứng viên bộ phận chăm sóc khách hàng rất giỏi chuyên môn, được công ty đề nghị mức lương cao nhưng cô ấy đã từ chối công việc vì ở công ty này đi vệ sinh phải xin phép trưởng phòng và qui định chỉ được đi vệ sinh trong vài phút. Bạn hỏi thêm liệu trong thời gian làm việc bạn có thể gọi thức ăn nhanh rồi vừa ăn vừa làm việc được chăng? Công ty có quy định cấm nhân viên sử dụng smarphone trong giờ làm việc? Máy tính công ty có cài đặt phần mềm theo dõi và chấm công nhân viên? Nội dung email báo cáo công việc hàng ngày cho quản lý là gì?,…

Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ quy trình làm việc, văn hóa công ty và cảm thấy thoải mái khi làm việc ở đây.
5.Các hoàn cảnh cá nhân của bạn
Mỗi người có quan điểm sống, hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội,… khác nhau. Vì thế môi trường làm việc này là hoàn hảo với người này nhưng lại là “địa ngục” với người khác. Bạn viết ra một loạt các công ty đồng ý tuyển dụng bạn và so sánh ưu nhược điểm từng công ty, đặt câu hỏi với bản thân liệu công ty abcxyz  có phù hợp, nhiều cơ hội thăng tiến? Hay bạn tiếp tục nộp cv ứng tuyển thêm vài công ty danh tiếng hơn? Việc đưa ra quyết định gắn bó với công ty này hay công ty khác chưa bao giờ là quyết định dễ dàng cả, bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp cũ, một vài người bạn đã từng làm ở công ty đó để hỏi họ liệu bạn có nên nhận lời làm việc ở đây không? Ở thời điểm hiện tại nếu bạn cần tiền để trang trải cuộc sống thì nên chấp nhận làm việc tạm thời rồi lên kế hoạch tìm việc mới.

Thư chấp nhận và từ chối nhận đề nghị tuyển dụng
Dù bạn chấp nhận hay từ chối lời đề nghị làm việc của công ty tuyển dụng thì bạn cũng nên gửi email cảm ơn với lời lẽ trang trọng, chân thành.

CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN KHI TÌM VIỆC LÀM

1.Quyết định loại công việc bạn muốn

Bạn dự định “nhảy việc” với lý do muốn tăng lương, thăng chức, thay đổi môi trường, bạn mới chuyển nhà, muốn thử sức lĩnh vực khác,… Bạn nên cân nhắc những điều dưới đây:

Trung thực đánh giá năng lực bản thân có phù hợp với yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Bạn chuyển việc liệu nơi này có giúp bạn học hỏi chuyên môn và nâng cao trình độ trong tương lai. Tìm hiểu kỹ thánh thức và cơ hội ở nếu chuyển việc thành công hoặc thất bại.

Xem xét chức vụ bạn ứng tuyển có xứng đáng với mong muốn của bạn và vị trí này có nhiều cơ hội để bạn cống hiến cũng như thăng tiến sau này?

Tra cứu thông tin về mức lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, tiền thuế thu nhập cá nhân phải đóng mỗi tháng. Hãy chắc chắn bạn đã biết đủ những điều cần thiết về công ty bạn định nộp cv.

các bước tìm việc làm

Ứng viên tìm hiểu thông tin trước khi phỏng vấn. Ảnh bizjournals.com

2.Bắt đầu tìm hiểu

Trước khi bạn bắt đầu gửi hồ sơ và thư giới thiệu, bạn chủ động tìm hiểu công ty bạn sẽ ứng tuyển.

Truy cập website công ty tìm đọc sứ mệnh doanh nghiệp, xem kỹ sơ đồ tổ chức phòng ban, tiểu sử các nhân vật giữ chức vụ chủ chốt và vị quản lý trực tiếp của bạn. Ngoài ra bạn nhớ xem ngày tháng năm thành lập, những cột mốc đánh dấu sự phát triển, dòng sản phẩm tạo nên thương hiệu hoặc sản phẩm chủ đạo ở thời điểm hiện tại. Bạn cũng có thể tìm trên các trang báo online thông tin về vị trí công ty đang đứng top mấy trong cùng ngành nghề kinh doanh và những đối thủ mạnh đang cạnh tranh. Những hiểu biết sơ lược này sẽ giúp bạn tự tin vượt qua vòng phỏng vấn.

3.Viết một sơ yếu lý lịch

Bạn viết một bản sơ yếu lý lịch chi tiết để nộp cho nhà tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch thể hiện thông tin cá nhân, thời gian học tập, quá trình làm việc, kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thông tin cá nhân ứng viên như địa chỉ nhà, số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh, facebook cá nhân,…

Trình bày cụ thể quá trình học tập từ thời phổ thông đến đại học và cao học (nếu có). Bạn nộp thêm chứng chỉ, bằng cấp liên quan chuyên ngành, bạn viết rõ tên trường (trung tâm) và thời gian bạn theo học để lấy những chứng chỉ này.

Những khoảng “thời gian chết” bạn tìm việc làm, bạn đi du lịch vài tháng để lấy lại năng lượng trước khi tìm công việc mới, bạn nên khéo léo giải thích sao cho hợp lý. Ngoài ra, bạn viết khái quát về công ty cũ như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, mô tả ngắn gọn công việc bạn làm, những dự án lớn bạn thực hiện thành công.

Kỹ năng liên quan: Đây là cơ hội của bạn để liệt kê tất cả các kỹ năng bạn đã có được qua nhiều năm. Kiến thức về thiết bị văn phòng, quen thuộc với hệ điều hành máy tính, các chương trình phần mềm (như Microsoft Office Suite hoặc Adobe Creative Suite), tốc độ đánh máy, kinh nghiệm về cơ sở dữ liệu và các thông tin liên quan khác phải được đưa vào hồ sơ của bạn.

4.Liên hệ với người sử dụng lao động để hỏi về quá trình nộp đơn

Bạn có thể gửi email đến bộ phận tuyển dụng để hỏi thông tin phản hồi về hồ sơ xin việc của bạn, bạn lưu số điện thoại người sẽ trực tiếp phỏng vấn vì có những công ty phỏng vấn qua điện thoại, skype trước rồi mới phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng. Bạn ghi nhớ tên đầy đủ và chức vụ của người tiếp nhận hồ sơ phỏng vấn nhé.

5.Viết một lá thư xin việc

Cân nhắc thật kỹ trước khi viết lá thư xin việc, nội dung thư chỉ dài 1 mặt tờ A4 thôi, lời là chân thành, súc tích, bạn nên tìm hiểu kỹ công ty tuyển dụng bạn và lá thư nên có chút khác biệt thay vì bạn sao chép lá thư xin việc ở trên internet. Chăm chút cho lá thư xin việc đừng spam thư xin việc cho nhiều công ty, hành động này không mang hiệu quả nhiều. Dưới đây là một vài chủ đề thảo luận bạn có thể viết trong thư xin việc:

Cách tính và sứ mệnh của công ty phù hợp với các giá trị của chính bạn.

Làm thế nào để bạn có giá trị và vai trò trong công ty.

Bạn mong muốn gì từ việc làm việc trong vai trò này.

Bạn sẽ mang những tài năng độc đáo nào vào vị trí này.

Điều bạn quan tâm đặc biệt về vị trí này.

 

 

 

Những lời khuyên giúp bạn thành công hơn trong công  việc

Trợ giúp cấp trên của bạn với những việc làm họ đau đầu

Làm sếp là công việc chẳng đơn giản. Bạn chủ động tìm hiểu những việc làm nào làm cho cấp trên của bạn mệt mỏi nhất, và sau đó tập trung năng lượng cùng thời gian của bạn để giải quyết những vấn đề đó.

Có thể đơn giản như thực hiện các cuộc gọi điện thoại khách hàng nhất định hoặc nhận báo cáo hàng tuần. Hoặc như là suy nghĩ đưa ra phương án giải quyết các vấn đề trở ngại mà sếp bạn đang phải đối phó.

Lời khuyên giúp bạn thành công

Lời khuyên giúp bạn thành công. Ảnh yachtchartersnow.com

Tình nguyện viên cho các tổ chức nội bộ

Dù là đang lên kế hoạch cho bữa tiệc Giáng sinh của công ty, tham gia vào buổi tập huấn an toàn lao động, việc làm tham gia vào các nhóm làm việc nội bộ sẽ giúp bạn quen biết những đồng nghiệp mới và thể hiện bạn là người năng động, giàu tinh thần tránh nhiệm với mọi hoạt động của công ty.
Sự có mặt của bạn ở nhiều sự kiện công ty không hẳn đem lại lợi ích tức thời, được quản lý chú ý cất nhắc ngay, nhưng nó giúp bạn tích lũy kinh nghiệm giao tiếp.

Hợp tác với các đồng nghiệp ở các phòng ban khác

Bạn không cần phải tham gia một tổ chức chính thức để mở rộng vòng kết nối của bạn ở nơi làm việc. Có rất nhiều lý do để xem mình như một nguồn lực cho các dự án của đồng nghiệp.
Tìm kiếm cơ hội hợp tác với những người khác ở các phòng ban khác nhau, ở các vị trí văn phòng khác nhau hoặc trong các chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Brooks cho rằng: “Bằng cách làm những việc liên quan đến các đồng nghiệp khác, bạn sẽ xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn, giúp cho công việc của bạn thuận lợi hơn.

Nhận ra sự thành công của đồng nghiệp

Bất cứ ai cũng mong muốn đạt được thành công trong công việc. Bạn thường xuyên quan tâm và khen ngợi chân thành thành công của đồng nghiệp tại bữa ăn trưa, post status bày tỏ ngưỡng mộ anh(chị) ấy trên facebook,… Điều này tạo thiện cảm, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp ở cơ quan và ngoài đời của các bạn. Đồng nghiệp bạn đánh giá cao việc làm này và biết đâu họ có thể giúp đỡ bạn về sau.

Học cách khiêm nhường chấp nhận lời khen

Bạn nên thoải mái đón nhận lời khen ngợi tích cực từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng. Bạn đáp lời họ bằng ánh mắt biết ơn hoặc câu “cảm ơn bạn giúp đỡ tôi đạt được thành công này”. Điều này sẽ khiến người đối diện cảm nhận sự chân thành của bạn. Nên nhớ rằng khoảng cách giữ tự ti và tự cao mong manh lắm, bạn học cách làm chủ cái tôi của mình và không ngừng rèn luyện bản thân trên con đường sự nghiệp.

Nhận một công việc khác

Bạn đóng góp nhiều cho công ty, bạn được thăng chức, tăng lương. Thêm vào đó công ty đối thủ cũng sẽ để mắt tới bạn và có thể họ sẽ đưa ra lời mời bạn về đầu quân công ty họ. Cân nhắc thật kỹ năng lực, thời điểm này có hợp lý để tìm việc mới hay không? Đây cũng là lúc “nhạy cảm” bạn có thể bị đồng nghiệp xấu vu khống hoặc tạo mối hoài nghi với sếp. Nếu bạn vẫn muốn gắn bó ở công ty thì bạn gặp trực tiếp quản lý, kể với họ “Mấy tháng trước, tôi nhận được đề xuất làm việc ở một công ty khác với mức lương khá cao, tôi cũng suy nghĩ về vấn đề nhưng tôi thấy mình chỉ hợp làm việc ở đây, tôi yêu công việc này, tôi thích được làm việc dưới quyền vị sếp tài năng, khoan dung, vui vẻ như Ngài…”
Những lời nói chân thành giúp bạn ghi điểm về lòng tận tụy, trung thành với công ty. Tôi tin rằng sếp bạn sẽ chú ý đến bạn và cất nhắc bạn trong tương lại.

Chúc bạn thành công.

5 yếu tố cần có trong công việc

1. Tính thích nghi

Tại sao bạn cần nó: Mọi thứ không phải lúc nào cũng như dự định, và thay vì đào bới mọi thứ lên, bạn cần có khả năng xoay sở và tìm ra các giải pháp thay thế. Robinson nói: “Các nhà lãnh đạo thành công là những người biết cách linh hoạt khi có vấn đề phát sinh.

Tại sao các nhà tuyển dụng tìm kiếm yếu tố này: “Tốc độ thay đổi trong bất kỳ nơi làm việc nào là quá nhanh”, Joel Garfinkle, huấn luyện viên và tác giả của Bắt đầu trước: Ba bước để có sự nghiệp của bạn lên cấp độ tiếp theo. Do đó, người sử dụng lao động cần công nhân có thể thích nghi với sự thay đổi ngành công nghiệp và lâu dài cho công ty hiện tại.

Làm thế nào để đạt được nó: Để mình trở thành người chấp nhận thay đổi sớm. Garfinkle nói: “Ví dụ, thích nghi với công nghệ mà không hề than khóc những gì đã từng đúng vào ngày hôm qua là điều quan trọng để mọi người được nhìn nhận như một người có khả năng đương đầu với những thách thức mới. Tìm hiểu về các buổi tập huấn và đề nghị giảng dạy đồng nghiệp những gì bạn học được.

kỹ năng cần thiết của dân văn phòng

Kỹ năng cần thiết cho dân văn phòng. Ảnh impconsults.com

2. Giải quyết vấn đề

Tại sao bạn cần yếu tố này: Khi có vấn đề gì đó, bạn có thể khiếu nại hoặc tự tìm phương án giải quyết. Mẹo: Đây là thứ bạn sẽ nhận thấy. Biết làm thế nào để đứng trên đôi chân của mình có thể làm cho doanh nghiệp cần bạn.

Tại sao các nhà tuyển dụng tìm kiếm nó: Không có gì là được cho sẵn. Các công ty dựa vào những người giải quyết vấn đề – những người làm việc tốt hàng đầu của họ – để điều khiển những thách thức bất ngờ.

Làm thế nào để đạt được nó: “Luôn hỏi ý kiến cấp trên không phải là giải pháp tốt”, Robinson nói. Vì vậy, khi một vấn đề xảy ra, bạn nên ngồi xuống và suy nghĩ qua hướng giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề rồi mới báo cáo xin ý kiến quyết định từ Sếp.

3. Quan sát thận trọng

Tại sao bạn cần nó: Dữ liệu không có ý nghĩa nhiều nếu bạn không biết giải thích nó như thế nào. Có một mô hình nổi lên? Bạn cần tìm gì khác? Là người quan sát thận trọng có thể giúp bạn trở thành một nhân viên tốt hơn.

Tại sao các nhà tuyển dụng tìm kiếm nó: Các công ty cần các nhà tư tưởng quan trọng – những người mang lại một quan điểm mới và đưa ra những giải pháp và ý tưởng trực quan để giúp công ty có cơ hội cạnh tranh hoặc cải tiến các quy trình nội bộ.

Làm thế nào để đạt được nó: Là người quan sát thận trọng, bạn cần phải có khả năng phân tích thông tin và đưa nó vào sử dụng. Một chiến thuật là cố gắng để xác định các mô hình của hành vi tại nơi làm việc.  Ví dụ: cấp trên của bạn có thực sự đọc báo cáo bán hàng hàng tuần không? Phản ứng của cô với tin xấu trong cuộc họp của nhân viên là gì? Thời gian nào tốt nhất trong ngày để tiếp cận quản lý của bạn với một câu hỏi? Bằng cách quan sát cách mọi người phản ứng với dòng thông tin liên tục, bạn có thể hiểu rõ hơn các khía cạnh quan trọng của việc cải thiện hoạt động kinh doanh.

4. Giải quyết xung đột

Tại sao bạn cần nó: “Bất cứ khi nào bạn đưa nhiều hơn một người vào một tổ chức, sẽ có xung đột”, Robinson nói. Đó là bản chất con người. Do đó, có thể giải quyết vấn đề với đồng nghiệp sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và làm việc hiệu quả hơn.

Tại sao nhà tuyển dụng muốn bạn có yếu tố này: Có khả năng xây dựng làm việc thông qua những bất đồng với mọi người là một điềm báo chắc chắn về sự trưởng thành cũng như tiềm năng lãnh đạo. Một người như thế này sẽ giúp thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh.

Cách đạt được: Cách tốt nhất để giải quyết những bất đồng giữa các đồng nghiệp là giải quyết các vấn đề trực tiếp nhưng tinh vi. Vì vậy, khi bước vào làm người hòa giải, hãy để cả hai bên đưa ra những lời than phiền của họ trong một môi trường thoải mái và sau đó làm việc cùng nhau để tìm giải pháp.

5. Lãnh đạo

Tại sao bạn cần nó: Có sự tự tin và tầm nhìn rõ ràng có thể giúp bạn ảnh hưởng đến đồng nghiệp của bạn và đưa họ lên trên những ý tưởng của bạn ngay bây giờ và trong tương lai. Hiển thị các kỹ năng lãnh đạo giúp bạn có được khả năng thể hiện trong một tổ chức, có thể dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho việc thăng tiến và tăng lương.

Tại sao các nhà tuyển dụng lại muốn nó: Các ông chủ và các nhà quản lý luôn tìm kiếm những nhân viên có tiềm năng lãnh đạo vì những người lao động đó sẽ có một ngày làm chủ công ty và xây dựng kế thừa của công ty.

Làm thế nào để đạt được nó: Là một nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần cho mọi người làm những gì bạn muốn. Lãnh đạo là người truyền cảm hứng và giúp người khác đạt được tiềm năng tồi đa của họ. Một cách để làm điều đó là tìm việc làm để trở thành giám sát viên thực tập, tạo cho bạn cơ hội để quản lý mọi người, học cách khuyến khích đội và chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Hãy tìm việc làm bằng nhiều cách mà để bạn có thể nổi bật trong thị trường việc làm.

7 bước đơn giản này sẽ giúp bạn nhanh chóng thăng tiến

Nếu bạn thật sự yêu thích công việc trong những năm khi vừa bắt đầu đi làm, thì việc tăng lương là điều rất dễ dàng.

Bạn thường xuyên cặm cụi và cố gắng làm những việc làm bạn thực sự quan tâm – đặc biệt khi bạn đang ở trong những năm đầu tiên đi làm. Trên hết tất cả, ai cũng muốn vinh quang sẽ đến với mình! Nhưng lúc này chưa phải lúc. Bạn cần phải tiếp tục cố gắng nếu bạn muốn có được sự thăng tiến đầu tiên trong sự nghiệp của mình, đó không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, Addison Group Survey cho rằng: 40% người ở thế hệ Y mong đợi được thăng tiến 1 đến 2 lần trong một năm.

Nỗ lực thăng tiến

Nỗi lực thăng tiến trong sự nghiệp. Ảnh bizjournals.com

Nhận được kỳ vọng rõ ràng từ quản lý của bạn

Chìa khóa để trở thành một ngôi sao sáng ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự nghiệp của bạn: Làm cho ông chủ hài lòng. Hãy ngồi với người quản lý của bạn và đặt các mục tiêu cụ thể cho chính bạn. Julie Cohen – huấn luyện viên nhân sự và CEO của chương trình đào tạo chuyên nghiệp Work. Life. Leader chỉ ra rằng: Hãy nói với người quản lý của bạn là: “ Tôi muốn chạm mốc và vượt quá sự mong đợi của họ. Vậy cái tôi có thể làm là gì?”
Theo Cohen, hãy bày tỏ rằng bạn muốn đánh giá năng lực hàng quý để xem lại hiệu suất làm việ của bạn, và sử dụng buổi họp đầu tiên của bạn để đưa ra chủ đề (ví dụ: “Như bạn thấy, tôi đảm bảo sẽ làm việc thật tốt. Tôi cần làm gì để được thăng tiến? “)

Ghi lại thành tích của bạn

Sếp của bạn có thể không theo dõi mọi thành tựu của bạn, vì vậy hãy giữ nhật ký của bạn, ghi lại những cống hiến, việc làm bạn có được- theo cách này bạn có thể đưa ra kết quả cụ thể để dẫn chứng khi bạn đưa ra yêu cầu đề bạt. Matuson gọi đây là ” chiến lược khoe khoang.” Cô ấy nói: “Trong môi trường công sở ai cũng như ai này, bạn cần phải thể hiện bản thân mình một chút mới được cấp trên chú ý.”
Ngoài ra, viết lại các kỹ năng bạn tích lũy được trong từng dự án hoặc trong quá trình công ty cử bạn đi học khóa học nâng cao nghiệp vụ .

Gần gũi với nhân sự

Có một người bạn trong phòng nhân sự (HR) có thể là một cơ hội tốt để bạn được thăng tiến. Donald Asher – nhà tư vấn nghề nghiệp và đồng thời là tác giả của Who Gets Promoted, Who Doesn’t and Why cho rằng : “Có một người bạn ở phòng nhân sự, họ có thể cho bạn biết về các vị trí việc làm đang được tuyển dụng. Điều này sẽ là lợi thế cho bạn để tìm việc làm hơn những đồng nghiệp khác.
Đưa người đó ăn trưa để bắt đầu xây dựng mối quan hệ. Một khi bạn đã thiết lập một mối quan hệ, người bạn của bạn thậm chí có thể gợi ý bạn về các cơ hội thăng tiến ở các phòng ban khác. Cohen nói: “Nhân sự có một cái nhìn tổng quan những gì đang xảy ra trong toàn bộ tổ chức.

Làm việc ngoài mô tả công việc của bạn

Một khi bạn đã chứng minh mình có khả năng thực hiện công việc tốt, hãy chủ động xin người quản lý của bạn để nhận công việc nhiều hơn. Nhưng hãy cụ thể bằng cách yêu cầu làm các việc làm hoặc dự án cụ thể. Bạn muốn tiếp tục “những công việc kéo dài”, hoặc các công việc cho phép bạn thử nghiệm ở sự thăng tiến mà bạn đang nhắm tới, Asher nói. Bạn có thể nói, “Tôi nghe nói sẽ có một dự án lớn sắp được triển khai? Làm thế nào tôi có thể tham gia vào dự án đó? ”
Yêu cầu công việc cụ thể cũng cho bạn có những sang kiến mới mẻ. Cohen cho biết: “Đừng để cấp trên tìm đến bạn để giao việc, mà hãy chủ động tìm đến họ.”

Chứng minh bạn là một nhà lãnh đạo

Trong khi cấp trên của bạn vẫn xem rằng bạn là một thành viên trong team, bạn vẫn cần phải khác biệt với đồng nghiệp của bạn. Asher nói: “Cá nhân được thăng chức chứ không phải là cả một team.”

Nhà điều hành Joel Garfinkle, tác giả của Getting Ahead: “Ba bước để đem sự nghiệp của bạn lên cấp độ tiếp theo” khuyên rằng nên giành quyền đảm nhiệm dự án nhóm. “Ngay cả khi không có một nhà lãnh đạo được chỉ định, hãy đảm nhận vai trò đó”, ông nói. “Hãy là người thuyết trình cuối cùng. Hãy là người cập nhật thông tin cho cấp trên. ”

Hãy yêu cầu được thăng tiến

Nghe có vẻ khá bình thường, nhưng rất nhiều nhân viên mong đợi cấp trên đưa ra quyết định thăng tiến cho họ. Tuy nhiên, nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không bao giờ nhận được gì cả.
Tất nhiên, có khả năng bạn sẽ không được thăng cấp (ngay cả khi bạn làm tất cả những điều trên). Có thể có những tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn.

Nếu nó là trường hợp thứ hai, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn đã bị bỏ qua, nhưng vẫn phải tập trung vào phát triển bản thân. Và hãy hỏi rằng: “Tôi có thể làm gì khác hơn để tôi có thể được thăng tiến?” Sau đó, sử dụng thông tin phản hồi để cải thiện hiệu suất làm việc và nhắm đến chức vụ mà bạn muốn có.

Tìm sự thăng tiến ở đâu đó khác.

Nếu bạn nỗ lực ở nơi làm việc, nhưng vẫn không được tăng lương hoặc lên chức, bạn có thể phải ngừng ngay việc lãng phí thời gian.

Chuyên gia về nghề nghiệp của Vicki Salemi cho hay: “Nhảy việc nhiều lần, thực tế nhiều lần còn tốt hơn là không bao giờ, một sự thăng tiến sẽ chẳng dễ dàng đạt được ở một công việc mới hơn là tại công ty hiện tại của bạn”. “Tôi đã nhìn thấy vô số ứng cử viên thực hiện bước nhảy vọt từ 85.000 đô la Mỹ tại công ty hiện tại của họ cho một cộng sự với 120.000 đô la với tư cách là một giám đốc liên kết với một người mới”.

Và việc tìm việc làm mới có thể mang lại nhiều hơn là một cú hích tăng lương. Thường có một khoản tiền phụ cấp chức vụ, tiền thưởng, chức vụ mới, trách nhiệm nặng nề hơn và vai trò lãnh đạo đi kèm với sự thăng tiến đáng mơ ước. Vì vậy, bạn cần nỗ lực hết mình để chứng minh với cấp trên của bạn, nhưng nếu bạn cảm thấy bị mắc kẹt quá lâu, có thể đó là thời gian để chỉnh sửa lại hồ sơ của bạn và bắt đầu tìm kiếm một công việc mới.

 

 

Những kỹ năng quan trọng cho nhà lãnh đạo

Khi một công ty muốn tuyển dụng nhân viên cho vị trí lãnh đạo thì chắc chắn họ cần tìm là những người có phẩm chất và năng lực tốt có thể tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và nhiều người khác nhau ở xung quanh. Họ phải là người hội tụ đầy đủ các tố chất của một nhà lãnh đạo, có kiến thức sâu rộng, biết tiết chế cảm xúc, có sự kiên nhẫn đối với đồng nghiệp cũng như khách hàng.

Dưới đây là danh sách những kỹ năng và đức tính mà nhà lãnh đạo cần bổ sung cho sơ yếu lý lịch, thư xin việc, đơn xin việc và buổi phỏng vấn của mình. Kỹ năng sẽ thay đổi tùy theo công việc mà bạn làm vì vậy danh sách này sẽ giới thiệu 5 kỹ năng quan trọng không thể thiếu ở các nhà lãnh đạo.

Kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo
Kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo. Ảnh transform-mpi.com

Giao tiếp

Giao tiếp là bản năng cơ bản của con người để chia sẻ và truyền đạt thông tin. Tuy nhiên đối với các nhà lãnh đạo không chỉ là giao tiếp đơn thuần mà là kỹ năng vô cùng quan trọng. Để truyền đạt thông tin đến một cá nhân hay một nhóm hiệu quả thì giao tiếp tốt là một kỹ năng giúp cho nhà lãnh đạo chia sẻ thông tin đến với họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải biết chính xác những gì họ muốn diễn đạt, thể hiện đúng ý nghĩa của lời nói và không gây nhầm lẫn cho người nghe. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi sự biết lắng nghe để tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp hoặc khách hàng.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Một người giỏi giao tiếp có nghĩa là vượt lên khỏi những văn bản hay giao tiếp bằng lời nói. Giao tiếp thông qua ánh mắt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể là cách truyền đạt tuyệt vời đôi khi có sức ảnh hưởng mạnh hơn cả lời nói. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm ở các ứng viên những phẩm chất tích cực, lạc quan, bình tĩnh. Vì thế những đặc điểm này sẽ cho thấy họ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hay không.

Huấn luyện

Quản lý con người có nghĩa là hỗ trợ cấp dưới. Điều đó có nghĩa là không chỉ giúp họ làm tốt công việc của mình mà còn định hướng phát triển sự nghiệp của họ tốt hơn. Đôi khi điều này có thể là giúp họ cải thiện những kỹ năng cần thiết. Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết huấn luyện nhân viên của mình, khuyến khích và hỗ trợ họ trong công việc. Họ phải là người giỏi dẫn dắt và linh hoạt để có thể đảm bảo nhân viên sẽ học hỏi và làm theo.

Chỉ đạo người khác

Chỉ đạo người khác không phải tự nhiên mà đến đối với các nhà lãnh đạo. Nhưng đây là một khía cạnh không thể thiếu đối với công việc lãnh đạo. Nhà lãnh đạo phải thể hiện rõ ràng và hiệu quả công việc và hướng dẫn người khác làm sao cho hiệu quả. “Direction” có thể liên quan đến hướng dẫn, cố vấn, lập kế hoạch và luôn giữ thái độ tích cực khi ai đó gặp vấn đề khó khăn.

Xây dựng mối quan hệ

Bất kỳ nhà lãnh đạo ở tất cả các lĩnh vực đều phải biết cách xây dựng mối quan hệ. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có những mối quan hệ có giá trị, họ không chỉ xây dựng những mối quan hệ gặp gỡ công việc thông thường mà còn tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài. Tham gia các hoạt động teambuilding của công ty cũng là một cách để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và hiệu quả. Tận dụng mọi cơ hội để có thể xây dựng không gian thoải mái và nhất là mọi người có thể hiểu rõ hơn về nhau. Nếu bạn nghĩ mình có đầy đủ các tố chất và kỹ năng trên thì chúc mừng bạn có thể có cơ hội để trở thành nhà lãnh đạo tương lai.