Làm thế nào để thay đổi tình trạng hiện tại của bạn

1. Thay đổi thói quen hằng ngày của bạn. Hãy nhớ rằng thực tại của bạn là kết quả của những gì bạn làm hằng ngày, từ những thứ bạn ăn vào bữa sáng cho đến nơi bạn đi làm hoặc đi học. Nếu bạn có ý định thay đổi những sự kiện trong cuộc sống, bạn sẽ phải thay đổi những thứ bạn làm mỗi ngày.

Tạo ra những sự thay đổi nhỏ nhất cho thói quen hằng ngày của bạn có thể giúp cuộc sống bạn cảm thấy đỡ nhàm chán. Ví dụ, đi một con đường khác tới chỗ làm, ăn thứ gì đó mới mẻ vào bữa ăn sáng, tập thể dục trước khi đi học, hoặc ghé qua một quán cà phê khác. Những thay đổi nhỏ như vậy có vẻ như vô nghĩa, nhưng chúng sẽ làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn sau một thời gian dài lặp đi lặp lại những việc làm vô vị.

Tự hỏi chính mình câu hỏi này trong từng thói quen: Những gì tôi đang làm có giúp tôi đạt được những gì tôi muốn? Điều này áp dụng cho những gì bạn ăn, tập hay không tập thể dục, và những gì bạn dành cả ngày để làm. Nếu câu trả lời là không, hãy tạo ra sự thay đổi cần thiết.

Thay đổi thói quen theo hướng tích cực

Thay đổi thói quen theo hướng tích cực. Ảnh stylist.co.uk

2. Xem xét con đường của cuộc đời bạn. Cho dù bạn đang đi học, đi làm, tìm việc, tình nguyện, hay đi du lịch chăng nữa, hãy nhìn vào cuộc sống của bạn và quyết định xem nó tương xứng với giá trị của bạn chưa.

Những mục tiêu, đam mê, sở thích của bạn là gì? Trong khi những câu hỏi này có thể mất vài năm để trả lời, bạn có thể bắt đầu bằng việc tự hỏi bạn muốn để lại điều gì. Câu hỏi này áp dụng không chỉ cho sự nghiệp của bạn, mà còn cho mối quan hệ của bạn. Bạn muốn người khác nhớ hay miêu tả về bạn như thế nào?

Quyết định xem liệu cách sống của bạn có phù hợp với những giá trị bản thân không.
Những thay đổi, với mức độ nào đó, có gây ra mâu thuẫn giữa cuộc sống và giá trị của bạn. Bạn đã có thể làm gì để đạt được mục đích? Bạn có thể muốn cân nhắc việc thay đổi con đường sự nghiệp, thay đổi chuyên đề của bạn, thay đổi nơi bạn sống, và thay đổi cách bạn quản lý thời gian và tiền bạc.

3. Cải thiện mối quan hệ. Vấn đề không phải bạn dành bao nhiêu tiền hay thành quả của bạn lớn thế nào, bạn sẽ không thể tận hưởng sự thành công nếu như không có ai trân trọng và cùng bạn chia sẻ điều đó.

Làm việc trên những mối quan hệ bạn đã có. Hãy chắc chắn bạn dành thời gian cho những người thân yêu, và đối xử với họ bằng lòng trắc ẩn và sự hiểu biết. Nếu có bỏ mặc hay tranh cãi với người thân, hãy dành chút thời gian để hòa giải mối quan hệ. Bạn phải sẵn lòng thỏa hiệp và thậm chí thừa nhận mình sai.

Tạo các mối quan hệ mới, ý nghĩa với người khác. Nếu bạn cảm thấy cô đơn, bạn sẽ phải dừng việc chờ người khác tiếp cận mình. Đặt vấn đề trong tay bạn, và chủ động. Tự đặt mình vào những tình huống xã hội, bắt đầu những cuộc hội thoại, và nhớ luôn luôn nở nụ cười trên gương mặt. Điều này là cách tốt nhất để thu hút người khác.

4. Thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn. Vài người dễ bị mắc kẹt vào “vỏ bọc an toàn”. Bất chấp ức chế và nỗi sợ thay đổi, con người cần nhiều thứ để cảm thấy hạnh phúc. Bạn nên rèn luyện sự thay đổi nhỏ hằng ngày rồi mới tăng dần độ khó.

Cố gắng làm mọi thứ bạn chưa từng làm mỗi ngày. Đi đến những chương trình bạn chưa đừng đến, nói chuyện với những người mới, ăn thứ gì mới… Bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ khám phá được thứ gì hoặc người nào sẽ kết thúc sự thay đổi ảnh hướng tới bạn.

Tìm kiếm một sở thích mới hoặc đi đến một nơi mới. Nếu bạn chơi một nhạc cụ hoặc môn thể thao bất kỳ, tự thúc đẩy mình và vượt ra khỏi những gì bạn làm thông thường. Chạy thêm 1km, đi một con đường mòn khác khi đi bộ, và khám phá những phong cách nghệ thuật mới.