1.Quyết định loại công việc bạn muốn
Bạn dự định “nhảy việc” với lý do muốn tăng lương, thăng chức, thay đổi môi trường, bạn mới chuyển nhà, muốn thử sức lĩnh vực khác,… Bạn nên cân nhắc những điều dưới đây:
Trung thực đánh giá năng lực bản thân có phù hợp với yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Bạn chuyển việc liệu nơi này có giúp bạn học hỏi chuyên môn và nâng cao trình độ trong tương lai. Tìm hiểu kỹ thánh thức và cơ hội ở nếu chuyển việc thành công hoặc thất bại.
Xem xét chức vụ bạn ứng tuyển có xứng đáng với mong muốn của bạn và vị trí này có nhiều cơ hội để bạn cống hiến cũng như thăng tiến sau này?
Tra cứu thông tin về mức lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, tiền thuế thu nhập cá nhân phải đóng mỗi tháng. Hãy chắc chắn bạn đã biết đủ những điều cần thiết về công ty bạn định nộp cv.
Ứng viên tìm hiểu thông tin trước khi phỏng vấn. Ảnh bizjournals.com
2.Bắt đầu tìm hiểu
Trước khi bạn bắt đầu gửi hồ sơ và thư giới thiệu, bạn chủ động tìm hiểu công ty bạn sẽ ứng tuyển.
Truy cập website công ty tìm đọc sứ mệnh doanh nghiệp, xem kỹ sơ đồ tổ chức phòng ban, tiểu sử các nhân vật giữ chức vụ chủ chốt và vị quản lý trực tiếp của bạn. Ngoài ra bạn nhớ xem ngày tháng năm thành lập, những cột mốc đánh dấu sự phát triển, dòng sản phẩm tạo nên thương hiệu hoặc sản phẩm chủ đạo ở thời điểm hiện tại. Bạn cũng có thể tìm trên các trang báo online thông tin về vị trí công ty đang đứng top mấy trong cùng ngành nghề kinh doanh và những đối thủ mạnh đang cạnh tranh. Những hiểu biết sơ lược này sẽ giúp bạn tự tin vượt qua vòng phỏng vấn.
3.Viết một sơ yếu lý lịch
Bạn viết một bản sơ yếu lý lịch chi tiết để nộp cho nhà tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch thể hiện thông tin cá nhân, thời gian học tập, quá trình làm việc, kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Thông tin cá nhân ứng viên như địa chỉ nhà, số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh, facebook cá nhân,…
Trình bày cụ thể quá trình học tập từ thời phổ thông đến đại học và cao học (nếu có). Bạn nộp thêm chứng chỉ, bằng cấp liên quan chuyên ngành, bạn viết rõ tên trường (trung tâm) và thời gian bạn theo học để lấy những chứng chỉ này.
Những khoảng “thời gian chết” bạn tìm việc làm, bạn đi du lịch vài tháng để lấy lại năng lượng trước khi tìm công việc mới, bạn nên khéo léo giải thích sao cho hợp lý. Ngoài ra, bạn viết khái quát về công ty cũ như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, mô tả ngắn gọn công việc bạn làm, những dự án lớn bạn thực hiện thành công.
Kỹ năng liên quan: Đây là cơ hội của bạn để liệt kê tất cả các kỹ năng bạn đã có được qua nhiều năm. Kiến thức về thiết bị văn phòng, quen thuộc với hệ điều hành máy tính, các chương trình phần mềm (như Microsoft Office Suite hoặc Adobe Creative Suite), tốc độ đánh máy, kinh nghiệm về cơ sở dữ liệu và các thông tin liên quan khác phải được đưa vào hồ sơ của bạn.
4.Liên hệ với người sử dụng lao động để hỏi về quá trình nộp đơn
Bạn có thể gửi email đến bộ phận tuyển dụng để hỏi thông tin phản hồi về hồ sơ xin việc của bạn, bạn lưu số điện thoại người sẽ trực tiếp phỏng vấn vì có những công ty phỏng vấn qua điện thoại, skype trước rồi mới phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng. Bạn ghi nhớ tên đầy đủ và chức vụ của người tiếp nhận hồ sơ phỏng vấn nhé.
5.Viết một lá thư xin việc
Cân nhắc thật kỹ trước khi viết lá thư xin việc, nội dung thư chỉ dài 1 mặt tờ A4 thôi, lời là chân thành, súc tích, bạn nên tìm hiểu kỹ công ty tuyển dụng bạn và lá thư nên có chút khác biệt thay vì bạn sao chép lá thư xin việc ở trên internet. Chăm chút cho lá thư xin việc đừng spam thư xin việc cho nhiều công ty, hành động này không mang hiệu quả nhiều. Dưới đây là một vài chủ đề thảo luận bạn có thể viết trong thư xin việc:
Cách tính và sứ mệnh của công ty phù hợp với các giá trị của chính bạn.
Làm thế nào để bạn có giá trị và vai trò trong công ty.
Bạn mong muốn gì từ việc làm việc trong vai trò này.
Bạn sẽ mang những tài năng độc đáo nào vào vị trí này.
Điều bạn quan tâm đặc biệt về vị trí này.