Khoa Học Công Nghệ Là Gì

Xã hội ngày càng phát triển, văn minh và khoa học và công nghệ cũng ngày càng phát huy tối đa vai trò đối với đời sống con người là ngày càng hiện đại. Và để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề khoa học công nghệ là gì?

  1. Khái niệm

Khoa học công nghệ là tổng hợp toàn bộ những hoạt động có tính sáng tạo và hệ thống giúp phát triển được những kiến thức liên quan đến tự nhiên và xã hội của con người. Từ đó sử dụng các kiến thức này một cách sáng tạo vào việc tạo ra những nguồn ứng dụng mới.

  • Vai trò của khoa học công nghệ

Vai trò đầu tiên đó là thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế: khoa học công nghệ giúp tạo ra những công cụ phục vụ sản xuất mới, hiện đại hơn và phương pháp sản xuất mới có hiệu quả hơn; đồng thời chuyển dần từ lao động thủ công sang sử dụng máy móc, kỹ thuật từ đó làm tăng năng suất lao động đồng thời giúp giảm thời gian làm việc của con người, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, đề cao những lao động trí thức.

Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường: Hàng hóa muốn cạnh tranh được trong thị trường mà vẫn mang lại lợi nhuận thì cần phải đáp ứng được yêu cầu đó là chi phí đầu vào, chi phí sản xuất đạt mức tối thiểu mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Muốn vậy thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại lợi ích và tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó có những tác động tích cực vì sản xuất được đồng bộ, hiện đại và quy mô sản xuất mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế thị trường.

Là công cụ phục vụ và phát triển con người: nhờ vào khoa học công nghệ mà con người đã phát minh ra nhiều loại thuốc, vắc xin để trị những căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe con người. Trong sản xuất, khoa học công nghệ nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, quy mô sản xuất, đồng thời kích cầu, tăng nguồn cung, tăng thu nhập bình quân cho người lao động từ đó cải thiện đời sống. Đặc biệt trong sinh hoạt hằng ngày, con người tiếp thu khoa học công nghệ để dễ dàng hơn trong công việc, sinh hoạt, đời sống tinh thần và trao đổi thông tin, đi lại…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho hoạt động phân công xã hội ngày một sâu sắc hơn. Dẫn đến việc nhiều ngành nghề mới xuất hiện cùng nhiều lĩnh vực kinh tế mới tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thay đổi theo hướng tích cực.

  • Khoa học công nghệ áp dụng trong thực tế

Trong thực tế cuộc sống, thì khoa học công nghệ là không thể thiếu vì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng từ vấn đề sức khỏe cho đến nhu cầu cơ bản đó là đi lại thì chúng ta vẫn cần đến nó.

Về sức khỏe, thẩm mỹ: chữa các căn bệnh như ung thư, các loại vắc xin phòng bệnh, hỗ trợ thẩm mỹ để cải thiện sắc đẹp cho con người,…

Về giáo dục: Phục vụ việc học tập, sáng tạo cho thế hệ trẻ có máy tính, laptop…, kết nối nhà trường và gia đình…

Về đời sống: nhu cầu di chuyển như máy bay, taxi, xe máy; nhu cầu liên lạc là điện thoại, nhu cầu giải trí: tivi,…

Trong sản xuất: nông nghiệp thì nhiều máy móc ra đời để hỗ trợ việc thu hoạch nông sản hiệu quả và nâng cao năng suất, trong công nghiệp, dịch vụ thì khoa học công nghệ cũng là một công cụ quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và còn kiểm soát được toàn bộ quy trình làm việc…

Khoa học công nghệ là gì mà lại có một vai trò thiết yếu như vậy? Tất cả là kết quả của trí tuệ con người, là một tài nguyên không bao giờ cạn kiệt. Vì thế chúng ta bên cạnh việc tiếp thu, hưởng thụ thành quả từ khoa học công nghệ, còn phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo để có thể đưa nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển hơn nữa, để mà có thể phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người.

Developer là gì

Như chúng ta đã biết, máy tính xuất hiện đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin. Và ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực và đời sống thì công nghệ thông tin đều đóng vai trò quan trọng. Chính lẽ đó mà nhu cầu về ngành công nghệ thông tin ngày càng nhiều, vị trí các công việc cũng đa dạng, thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh, sinh viên. Và công việc không thể không nhắc đến đó là “ Developer”. Vậy thì developer là gì, chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về nó để các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn.

  • Developer là gì

Developer là cách gọi của một lập trình viên hay kỹ sư phần mềm. Là người sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính bằng các công cụ là các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Họ là người xử lý các đoạn mã lập trình và sáng tạo ra các phần mềm máy tính hiệu quả, hoàn chỉnh phục vụ cho con người. Có thể so sánh các developer như những nhạc sĩ tài ba sáng tác nên những ca khúc mới lạ chỉ  từ những nốt nhạc.

  • Công việc của developer

Để có thể sáng tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh thì khối lượng công việc của một lập trình viên cũng khá nhiều. Các công việc sẽ là: Lập trình game, lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, mobile,…Bao gồm những việc chính:

Xây dựng, thiết kế tạo ra một ứng dụng, phần mềm mới

Nâng cấp, sửa chữa, cải tiến những phần mềm, ứng dụng đã có sẵn

Xây dựng, cài đặt thêm các chức năng xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn

Tiến hành nghiên cứu, xây dựng, phát triển công nghệ mới

Và để phục vụ cho các nhiệm vụ trên, thì người lập trình sẽ làm các công việc cụ thể như sau: Viết các chương trình bằng nhiều ngôn ngữ lập trình, cập nhật và mở rộng các chương trình có sẵn, kiểm tra lỗi và sửa lỗi của các chương trình, sử dụng thư viện mã số nhằm đơn giản hóa tài liệu…

  • Các kỹ năng cần của một developer

Bất kỳ một công việc nào cũng có những kỹ năng cần thiết, developer cũng vậy. Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng thì để có thể trở thành một lập trình viên giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần ở họ những kỹ năng sau:

Sự tập trung cao độ, cẩn thận trong công việc: Vì tính chất công việc là khá phức tạp, làm việc với máy tính ở cường độ cao nên sự xao nhãng, mất tập trung là khó tránh khỏi. Nhưng họ phải làm việc với các dữ liệu, mã code nên sự tập trung cao kết hợp sự tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ sẽ giúp tạo hiệu quả cho công việc. Bởi nếu xảy ra một lỗi hay sai xót rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm, bạn sẽ phải tốn thời gian khắc phục lỗi dẫn đến hiệu quả công việc thấp mà còn tốn nhiều thời gian, gián đoạn kế hoạch, gây chán nản.

Developer vừa có khả năng làm việc độc lập mà vừa có khả năng làm việc nhóm: muốn có một sản phẩm hoàn chỉnh thì phải trải qua rất nhiều khâu làm việc, vì thế các công việc sẽ được chia cho mỗi cá nhân nên đòi hỏi sự làm việc và xử lý công việc độc lập. Bên cạnh đó các lập trình viên cần có sự kết nối, thảo luận, đóng góp cùng nhau để tạo ra thành phẩm cuối cùng thật hoàn chỉnh và hiệu quả. Đó là lí do vì sao developer cần phải làm việc nhóm.

Có khả năng thiết kế, tư duy và sáng tạo: Để làm ra một sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm của mọi người và đạt chất lượng thì người lập trình phải có khả năng tư duy logic, sáng tạo, đồng thời có mắt thẩm mỹ tốt để thiết kế sản phẩm thật đẹp mắt về hình thức lẫn nội dung, khi ấy sản phẩm mới thực sự thành công và đón nhận.

Sự kiên nhẫn, bình tĩnh: trong quá trình làm việc thì chắc chắn sẽ có những vấn đề, tình huống mà developer tạm thời chưa giải quyết, xử lý được và tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Nhưng phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn để tìm ra cách giải quyết và hướng đi đúng nhất, bởi đó là những vấn đề phức tạp. Nếu bạn vội vàng và nóng tính thì khó có thể theo đuổi công việc lâu dài.

Developer là gì? Những kỹ năng cần có của một developer có lẽ đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn. Và liệu bạn có đủ can đảm và tự tin để theo đuổi công việc này. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.

Associate Là Gì

Trong nền kinh tế hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thì việc có một số từ tiếng anh được sử dụng phổ biến, thường xuyên là điều khó tránh khỏi, điển hình là Associate. Nhưng đối với những người mới chập chững vào nghề hay những người không làm kinh doanh lại khá mơ hồ và không nắm rõ về ý nghĩa của nó. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Associate là gì nhé!

  • Khái niệm

Associate là một động từ trong tiếng anh có nghĩa là kết giao, kết hợp, liên kết, hợp tác lại với nhau hay ý muốn kết giao, giao thiệp với nhau. Và từ này được dùng trong công việc với nghĩa tương tự đó có thể là giữa hai người, hai nhóm, hai doanh nghiệp, tổ chức,… có cùng có mục tiêu nên hợp tác, liên kết lại với nhau và đôi bên cùng có lợi. Associate còn có vai trò là một danh từ, có nghĩa là bạn đồng liêu, người cùng cộng tác, đồng minh; cũng có nghĩa là hội viên thông tin, viện sĩ thông tấn; hoặc là vật phụ thuộc, liên kết với vật khác. Khi nó là một tính từ, thì nghĩa cũng là kết giao, kết hợp liên hợp, liên đới hoặc được hiểu theo nghĩa Mỹ là cùng cộng tác, phụ, trợ. Có thể thấy, với vai trò là danh từ, động từ, hay tính từ thì lớp nghĩa cơ bản của associate đó là sự liên kết, hợp tác trong công việc hay trong cuộc sống hàng này giữa người với người.

  • Lợi ích của Associate

Khi doanh nghiệp đồng ý associate nghĩa là số tiền họ bỏ ra đầu tư ban đầu sẽ ít hơn điều đó đồng nghĩa với việc giảm rủi ro về chi phí. Thứ nữa, nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính mà vẫn muốn thực hiện dự án, kế hoạch đó vì nó tiềm năng thì việc tìm kiếm người cùng quan điểm, suy nghĩ để hợp tác là vô cùng đúng đắn. Và việc hợp tác cùng nhau sẽ làm tăng hiệu quả công việc và tiến trình làm việc bởi có sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến từ bên đối tác, biết đâu sẽ giúp ta hoàn thiện những thiếu sót.

Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt thì associate sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường. Chính vì lẽ đó mới có sự ra đời của rất nhiều hiệp hội, tổ chức,… để các thành viên trong hội có thể tương trợ nhau và đứng vững hơn, thậm chị có thể lớn mạnh hơn trước, thay vì chỉ đơn phương chống chọi một cách chật vật để có thể tồn tại trong  nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, chỉ cần một sai xót nhỏ có thể sẽ bị đào thải lập tức.

Associate sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên, đạt được mục đích ban đầu mà doanh nghiệp đề ra có thể là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, thị phần, thương hiệu,…, và trong kinh doanh thì lợi ích sẽ được đặt lên hàng đầu chính vì vậy các đề nghị hợp tác thường là những đề nghị đáng để xem xét lựa chọn.

Cũng chính vì những lợi ích từ việc associate cho nên khi ai đó hỏi bạn có nên associate không? Thì câu trả lời sẽ là có vì việc hợp tác, liên kết trong kinh doanh tuy có thể phát sinh nhiều vấn đề nhưng lợi ích mà nó mang lại sẽ xứng đáng rất nhiều.

  • Nguyên tắc khi associate trong kinh doanh

Thứ nhất: luôn có hợp đồng. Hợp đồng sẽ ghi lại những vấn đề quan trọng mà hai bên đã bàn bạc và thỏa thuận đi đến thống nhất. Hợp đồng được xem là bản cam kết hợp tác và nếu có phát sinh những tình huống hay rắc rối nào thì sẽ được căn cứ theo hợp đồng để giải quyết.

Thứ hai: quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi đôi bên. Cần phải nêu rõ ràng lợi ích đạt được của hai bên sau khi hợp tác để tránh xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng trong công việc, đồng thời hai bên cùng nhau hỗ trợ nhau để công việc được hoàn thiện hơn, tránh việc bên mạnh lấn áp bên yếu.

Thứ ba: Xem xét kỹ các điều khoản hợp tác. Trước khi ký vào hợp đồng thì việc quan trọng đó là phải đọc và xem xét thật kỹ các điều khoản trong đó để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, xem xét khả năng của bản thân nếu trường hợp xấu nhất xảy ra nhưng vẫn có thể xoay sở được để không phải đánh liều rồi rơi vào tình trạng phá sản, trắng tay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Associate là gì, có thể đưa ra kết luận hợp tác là rất tốt, nhưng không nên mạo hiểm mà hãy xem xét thật kỹ mọi vấn đề để việc hợp tác mang lại lợi ích cao nhất, tránh rủi ro đáng tiếc cho bản thân, doanh nghiệp.

Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Khi bạn tìm kiếm một công việc và nhận được lời mời làm việc, điều quan trọng là dành thời gian để đánh giá cẩn thận đề xuất ấy, rồi mới quyết định nhận lời làm việc hay là từ chối lời mời của nhà tuyển dụng.

Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Bạn cân nhắc mức lương, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, văn hóa công ty, chuyên môn của bạn có phù hợp với yêu cầu công ty hay không? Bạn gửi email nhà tuyển dụng hẹn họ cho bạn vài ngày để bạn suy nghĩ kỹ trước khi ký hợp đồng làm việc với công ty.

Dưới đây là 5 điều bạn cần suy nghĩ khi bạn tìm việc làm và trước khi nói “đồng ý”:

đánh giá đề nghị làm việc

Ứng viên cân nhắc đề nghị làm việc ở công ty mới.Ảnh nevadasmallbusiness.com

 

1.Vấn đề tiền

Mức lương thử việc, lương chính thức mà công ty tuyển dụng đề xuất bạn cảm thấy có hợp lý với danh sách công việc mà bạn phải làm sau khi trở thành nhân viên chính thức công ty họ không? Bạn trao đổi thẳng thắn về tiền thưởng, tiền bồi thường nếu công ty hủy hợp đồng làm việc, phúc lợi nhân viên được hưởng dựa vào chức vụ. Nếu chưa hài lòng về điều gì bạn nên đàm phán lại với họ. Ngoài ra, bạn suy tính các khoản tiền chi tiêu, tích lũy, dự phòng,… của mình với khoản lương như vậy có đảm bảo cuộc sống thoải mái hay không nhé.

2.Phúc lợi và quyền lợi

Bạn trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng về chế độ phúc lợi mà bạn được hưởng, nếu cần thiết bạn nhờ họ in ra để bạn tiện kiểm tra. Bạn tìm hiểu cụ thể về bảo hiểm sức khỏe,thời gian nghỉ thai sản (nếu là nữ) thời gian nghỉ phép, tiền thuế thu nhập cá nhân bạn đóng hàng tháng, chính sách cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ, tiền thưởng theo dự án hay tiền thưởng theo năm, tiêu chí xét tăng lương hàng năm là gì? Phúc lợi kèm theo từng chức vụ cụ thể mà công ty đãi ngộ nhân viên,… Dưới đây là những chia sẻ để bạn có thể lên ổn định công việc ở môi trường mới và đẩy nhanh dự định nghỉ hưu sớm của mình.

3.Giờ và Du lịch

Trước khi chấp nhận công việc bạn hãy chắc chắn rằng mình nắm quy định thời gian làm việc ở công ty. Nếu bạn quen làm việc 35 giờ một tuần mà vị trí hiện tại đòi hỏi bạn phải làm việc 45 đến 50 giờ một tuần liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn hay không? Bạn tìm hiểu nên đi làm bằng xe buýt , tàu điện ngầm hoặc tự lái ô tô, giờ cao điểm thường hay tắc đường ở đoạn đường nào? Chỗ làm của bạn có gần trường học con bạn hay không? Chi phí đậu xe hàng tháng là bao nhiêu? Liệu công ty có hỗ trợ chi phí đậu xe hay không?…

Mỗi năm công ty du lịch nghĩ dưỡng vào tháng nào? Đi du lịch mỗi nhân viên được mang theo mấy người thân? Nhân viên có phải trả một khoản chi phí hay không? Những điều này bạn có thể thẳng thắn trao đổi với bộ phận tuyển dụng nhân sự.

4.Tính linh hoạt và văn hóa công ty

Nhiều nhân viên có cha mẹ lớn tuổi, con nhỏ, liệu công ty có thể cho phép họ đi trễ 15-30 phút nhưng họ vẫn đảm bảo tiến độ công việc được giao. Từng có trường hợp một ứng viên bộ phận chăm sóc khách hàng rất giỏi chuyên môn, được công ty đề nghị mức lương cao nhưng cô ấy đã từ chối công việc vì ở công ty này đi vệ sinh phải xin phép trưởng phòng và qui định chỉ được đi vệ sinh trong vài phút. Bạn hỏi thêm liệu trong thời gian làm việc bạn có thể gọi thức ăn nhanh rồi vừa ăn vừa làm việc được chăng? Công ty có quy định cấm nhân viên sử dụng smarphone trong giờ làm việc? Máy tính công ty có cài đặt phần mềm theo dõi và chấm công nhân viên? Nội dung email báo cáo công việc hàng ngày cho quản lý là gì?,…

Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ quy trình làm việc, văn hóa công ty và cảm thấy thoải mái khi làm việc ở đây.
5.Các hoàn cảnh cá nhân của bạn
Mỗi người có quan điểm sống, hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội,… khác nhau. Vì thế môi trường làm việc này là hoàn hảo với người này nhưng lại là “địa ngục” với người khác. Bạn viết ra một loạt các công ty đồng ý tuyển dụng bạn và so sánh ưu nhược điểm từng công ty, đặt câu hỏi với bản thân liệu công ty abcxyz  có phù hợp, nhiều cơ hội thăng tiến? Hay bạn tiếp tục nộp cv ứng tuyển thêm vài công ty danh tiếng hơn? Việc đưa ra quyết định gắn bó với công ty này hay công ty khác chưa bao giờ là quyết định dễ dàng cả, bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp cũ, một vài người bạn đã từng làm ở công ty đó để hỏi họ liệu bạn có nên nhận lời làm việc ở đây không? Ở thời điểm hiện tại nếu bạn cần tiền để trang trải cuộc sống thì nên chấp nhận làm việc tạm thời rồi lên kế hoạch tìm việc mới.

Thư chấp nhận và từ chối nhận đề nghị tuyển dụng
Dù bạn chấp nhận hay từ chối lời đề nghị làm việc của công ty tuyển dụng thì bạn cũng nên gửi email cảm ơn với lời lẽ trang trọng, chân thành.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gia tăng 2.5%

Bằng đại học không đảm bảo duy trì việc làm lâu dài đối với lao động trẻ ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta chiếm 2,3% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh. Ảnh thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn

Theo số liệu chỉ ra số lượng người thất nghiệp tăng từ 16.400 lên 1,08 triệu lao động trong quý hai trong tổng số 47,5 triệu người trong lực lượng lao động của cả nước.

Mọi người đều cho rằng giáo dục tốt thường mang đến cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học và những người có bằng thạc sĩ có công việc lâu dài và ổn định thường thấp.

1.500 việc làm chờ người lao động ở Hà Nội

Số liệu chính thức từ bộ cho thấy có 39% tỷ lệ người thất nghiệp là các chuyên gia có trình độ cao, trong số đó có một nửa có trình độ giáo dục đại học.

Số lượng người trẻ sống ở các khu vực thành thị xin trợ cấp thất nghiệp chiếm 11,3% trong khi tỷ lệ này ở các khu vực nông thôn chỉ chiếm 5,24%.Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn theo thống kê đối với những người đăng ký hơn một năm là 22,6%.

Mặc dù thị trường lao động Việt Nam vẫn ổn định nhưng hầu hết các công việc được trả lương thấp, lao động có trình độ chuyên môn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, theo ông Doãn Mậu Diệp, Phó Bộ trưởng Lao động.

Những người thất nghiệp chủ yếu muốn tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhu cầu lao động trên thị trường chủ yếu là các ngành như dệt may, chăn nuôi, sản xuất, cơ khí, bán hàng và tiếp thị. Những lĩnh vực được trả lương thấp và nguồn lao động chủ yếu là công nhân.

Theo Thứ trưởng, chính phủ cần giám sát việc cung và cầu trong thị trường lao động để các tổ chức giáo dục như trường đại học và dạy nghề xây dựng những chiến lược đúng đắn trong chương trình đạo tạo phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dựa vào số liệu thống kê cho thấy trong quý II năm 2016, thu nhập bình quân hàng tháng giảm 5% chỉ còn 4.85 triệu đồng so với quý trước. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Lao động cho biết sự suy giảm một phần là do thực tế năng suất lao động Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Mặc dù lao dộng duy trì chất lượng lao động là cần thiết nhưng số lượng công nhân được đào tạo chỉ chiếm 20,62% lực lượng lao động, tăng hơn 0,56% so với năm ngoái.

Theo thống kê Ngân hàng Thế giới, chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá ở một mức 3,39 điểm trên thang điểm 10, đứng thứ 11 trong số 12 quốc gia ở Đông Nam Á, thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc với 6,91 điểm , Ấn Độ 5,76 điểm và Malaysia 5,59 điểm.

Làm thế nào để trở nên khỏe mạnh

1. Chăm sóc cơ thể một cách toàn diện. Để trở thành một người khỏe mạnh, bạn cần ngủ đủ giấc. Điều đó có nghĩa là phải ngủ 7-9 tiếng mỗi tối đối với người lớn, 8-10 tiếng cho thiếu niên và 9-11 tiếng cho trẻ em. Điều này sẽ khiến bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn, vì vậy bạn đừng uống đồ uống chứa caffeine hay thức uống cung cấp năng lượng trước khi ngủ nhé. Khi ngủ, cơ thể và não bộ được hồi phục và được giải độc. Nếu bạn là một đứa trẻ và phải đi học vào sáng sớm thì phải đi ngủ sớm hơn và đúng giờ mỗi tối.
Cũng đừng ngủ quá nhiều vì ngủ nhiều cũng không tốt như việc thiếu ngủ vây. Vì vậy nếu bạn mất ngủ một đêm thì bạn có thể ngủ bù trong đêm tiếp theo để không bị mệt. Hãy nhớ là chỉ nên ngủ trong giới hạn cho phép theo từng độ tuổi.

chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt. Ảnh thecandidadiet.com

2. Ăn theo chế độ khỏe mạnh và hợp lý chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà cơ thể yêu cầu. Một chế độ ăn hợp lý chứa đựng vừa đủ lượng đường bột, protein, chất xơ và chất béo. Với đường bột, hãy ăn một lượng vừa đủ các loại hạt và ngũ cốc. Ăn thịt, cá, trứng và quả hạch sẽ cung cấp cho bạn lượng protein tốt nhất. Cố gắng ăn tối thiểu 5-9 loại rau quả mỗi ngày. Thêm vào đó, chất béo cũng rất cần thiết để các hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru hơn, dầu cá, dầu ô liu hay dầu dừa đều là những loại chất béo tốt cho cơ thể.

3. Uống nhiều nước. Đây là chìa khóa cho việc hoạt động cả ngày của bạn. Hãy cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp cơ thể tái tạo năng lượng và duy trì hoạt động. Nếu không uống đủ nước có thể dẫn đến bị mụn cám, bị đau đầu thậm chí là mất nước. Vì vậy hãy uống nước để trở nên khỏe mạnh nhé.

4. Hãy đến bác sĩ nhãn khoa. Hãy có một cặp kính nếu bạn cần nó. Nếu bạn không muốn mang kính thì có thể đeo len hoặc kính áp tròng để cải thiện tầm nhìn của mình. Hãy đến bác sĩ để cắt một đôi kính đúng với độ cận của mình. Và nhớ mang cả kính râm khi để bảo vệ mắt khỏi những hư tổn.

5. Hãy đi khám sức khỏe thường xuyên. Nếu bạn thấy đau hãy đi đến bác sĩ và uống thuốc bác sĩ kê cho bạn. Hãy thử trước xem có bị sốc thuốc hay không. Thử máu để tìm ra một số vấn đề như lượng cholesterol trong máu chẳng hạn. Nếu tìm thấy bất kì điều gì thì bạn hãy điều trị chúng ngay.