Bơi lội – một kỹ năng đáng có ở Việt Nam

Lưu ý của biên tập viên:  Stivi Cooke là người Úc hiện đang cư trú tại miền Trung Việt Nam.

Mọi người đều nhận thức được sự nguy hiểm của giao thông ở Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng mỗi ngày ở Việt Nam trong số 10 trẻ em thì có 1 trẻ bị chết đuối?

Trớ trêu rằng người Úc sinh sống ở một trong những lục địa khô hạn nhất trên thế giới, bao quanh bởi 25.000 km bờ biển với hơn 10.000 bãi biển, lớn lên học về sự nguy hiểm của nước và sự cần thiết phải học bơi cũng đủ để tồn tại trong nước.

Mẹ tôi và trường tiểu học của tôi cả hai bắt buộc tôi học bơi, mặc dù bơi lội không còn là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục của Úc nữa.

Dạy bơi cho trẻ em để phòng tránh tai nạn đuối nước

Dạy bơi cho trẻ em để phòng tránh tai nạn đuối nước. Ảnh dayboibinhduong.com

Thú vị là các tổ chức chính trong nước tôi như Royal Life Saving Society đang kêu gọi giới thiệu lại những bài học bơi bắt buộc đối với tất cả các em học sinh tiểu học.

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với hàng trăm bãi biển và 41.900 km đường thuỷ, sông, suối, và như vậy, vì vậy phải đặt ra nhu cầu học kỹ năng bơi vào chương trình học quốc gia.

Không phải là dư thừa mà là kỹ năng cần thiết phải học. Tại Việt Nam tiếp xúc với nước đối với trẻ em là một hoạt động hàng ngày và khiến chúng gặp nguy hiểm khi có thiếu kỹ năng bơi và phương pháp cứu chữa tai nạn đuối nước.

Trẻ em một số vùng phải đi thuyền trên sông, suối để đến trường. Nhiều trẻ em giúp cha mẹ chúng bắt cá hoặc nuôi cá bên cạnh các hồ chứa nước. Mưa lớn kèm theo lũ quét và ngập lụt ở cả vùng núi cũng như đô thị thỉnh thoảng gây ra tất cả những rủi ro này.

An toàn với nước chủ yếu được dạy như một hoạt động trong giáo khoa nhưng phải là một môn học bắt buộc ở trường học nông thôn. Địa phương vùng nông thôn có thể tận dụng ao, hồ, sông suối có sẵn để hướng dẫn trẻ em học bơi và ở các đô thị phụ huynh nên đưa các em học bơi vào dịp cuối tuần. Ngoài ra chúng ta kêu gọi hỗ trợ kinh phí xây dựng bể bơi từ nguồn xã hội hóa và các tổ chức phi chính phủ.

Những điều này mang lại cho tôi công việc lớn đang được thực hiện bởi Swim Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ hình thành bởi Joanne Stewart vào năm 2008. Kể từ khi thành lập, hơn 9.500 trẻ em đã được dạy bơi, hơn 150 người được đào tạo thành giáo viên dạy bơi và Swim Việt Nam đang hoạt động 7 trường học bơi, theo trang web của nó. Hơn 20.000 học sinh tiểu học đã tham dự thuyết trình giáo dục an toàn với nước được dạy ở lớp học của Swim Việt Nam.

Đối với các trường học –có một giáo viên thích bơi? Hãy đưa họ đến với Swim Việt Nam!

Tôi rất muốn nhìn thấy các trường học phát triển các cuộc thi tô màu hoặc đóng kịch theo chủ đề nước. Còn về những chiếc áo mang khẩu hiệu “Hiểu biết về nước trước khi bơi (Know the water before you swim” thì sao? Thật là tuyệt vời khi có những khẩu hiệu an toàn bơi trên mũ bảo hiểm của trẻ em!

Phương tiện truyền thông! Bạn ở đâu? Đó cũng là nhiệm vụ của bạn giúp trẻ em an toàn? Còn bạn nghĩ sao? Bạn có ý tưởng gì hay ho để có thể giúp truyền bá bài học không?

Đó là ý kiến của riêng tôi và không có gì đối với Swim Việt Nam – Tôi muốn thấy chính quyền Việt có một vai trò pháp lý và tuần tra mạnh mẽ hơn trong việc kiểm tra và nhấn mạnh rào chắn thực sự, hoặc ít nhất các rào cản mạnh mẽ, xung quanh hố nước, bể chứa cho nông nghiệp và công nghiệp và đặc biệt là xung quanh các khu vực xây dựng, nơi trẻ em muốn vui chơi trong lúc chúng rảnh rỗi.

Phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở con cái mình về an toàn dưới nước, người lớn phải cảnh báo trẻ em hoặc ngăn cấm bơi lội trong khu vực mà họ nghi ngờ hoặc biết là không an toàn. Chúng ta cũng chủ động rào chắn, cử người bảo vệ để ngăn cấm và cứu hộ khi xảy ra tai nạn đuối nước.

Và trên hết – Chúc bạn có mùa hè bơi lội an toàn, hạnh phúc và vui vẻ!