Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Khi bạn tìm kiếm một công việc và nhận được lời mời làm việc, điều quan trọng là dành thời gian để đánh giá cẩn thận đề xuất ấy, rồi mới quyết định nhận lời làm việc hay là từ chối lời mời của nhà tuyển dụng.

Làm thế nào để đánh giá một đề nghị việc làm

Bạn cân nhắc mức lương, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, văn hóa công ty, chuyên môn của bạn có phù hợp với yêu cầu công ty hay không? Bạn gửi email nhà tuyển dụng hẹn họ cho bạn vài ngày để bạn suy nghĩ kỹ trước khi ký hợp đồng làm việc với công ty.

Dưới đây là 5 điều bạn cần suy nghĩ khi bạn tìm việc làm và trước khi nói “đồng ý”:

đánh giá đề nghị làm việc

Ứng viên cân nhắc đề nghị làm việc ở công ty mới.Ảnh nevadasmallbusiness.com

 

1.Vấn đề tiền

Mức lương thử việc, lương chính thức mà công ty tuyển dụng đề xuất bạn cảm thấy có hợp lý với danh sách công việc mà bạn phải làm sau khi trở thành nhân viên chính thức công ty họ không? Bạn trao đổi thẳng thắn về tiền thưởng, tiền bồi thường nếu công ty hủy hợp đồng làm việc, phúc lợi nhân viên được hưởng dựa vào chức vụ. Nếu chưa hài lòng về điều gì bạn nên đàm phán lại với họ. Ngoài ra, bạn suy tính các khoản tiền chi tiêu, tích lũy, dự phòng,… của mình với khoản lương như vậy có đảm bảo cuộc sống thoải mái hay không nhé.

2.Phúc lợi và quyền lợi

Bạn trao đổi kỹ với nhà tuyển dụng về chế độ phúc lợi mà bạn được hưởng, nếu cần thiết bạn nhờ họ in ra để bạn tiện kiểm tra. Bạn tìm hiểu cụ thể về bảo hiểm sức khỏe,thời gian nghỉ thai sản (nếu là nữ) thời gian nghỉ phép, tiền thuế thu nhập cá nhân bạn đóng hàng tháng, chính sách cử nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ, tiền thưởng theo dự án hay tiền thưởng theo năm, tiêu chí xét tăng lương hàng năm là gì? Phúc lợi kèm theo từng chức vụ cụ thể mà công ty đãi ngộ nhân viên,… Dưới đây là những chia sẻ để bạn có thể lên ổn định công việc ở môi trường mới và đẩy nhanh dự định nghỉ hưu sớm của mình.

3.Giờ và Du lịch

Trước khi chấp nhận công việc bạn hãy chắc chắn rằng mình nắm quy định thời gian làm việc ở công ty. Nếu bạn quen làm việc 35 giờ một tuần mà vị trí hiện tại đòi hỏi bạn phải làm việc 45 đến 50 giờ một tuần liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn hay không? Bạn tìm hiểu nên đi làm bằng xe buýt , tàu điện ngầm hoặc tự lái ô tô, giờ cao điểm thường hay tắc đường ở đoạn đường nào? Chỗ làm của bạn có gần trường học con bạn hay không? Chi phí đậu xe hàng tháng là bao nhiêu? Liệu công ty có hỗ trợ chi phí đậu xe hay không?…

Mỗi năm công ty du lịch nghĩ dưỡng vào tháng nào? Đi du lịch mỗi nhân viên được mang theo mấy người thân? Nhân viên có phải trả một khoản chi phí hay không? Những điều này bạn có thể thẳng thắn trao đổi với bộ phận tuyển dụng nhân sự.

4.Tính linh hoạt và văn hóa công ty

Nhiều nhân viên có cha mẹ lớn tuổi, con nhỏ, liệu công ty có thể cho phép họ đi trễ 15-30 phút nhưng họ vẫn đảm bảo tiến độ công việc được giao. Từng có trường hợp một ứng viên bộ phận chăm sóc khách hàng rất giỏi chuyên môn, được công ty đề nghị mức lương cao nhưng cô ấy đã từ chối công việc vì ở công ty này đi vệ sinh phải xin phép trưởng phòng và qui định chỉ được đi vệ sinh trong vài phút. Bạn hỏi thêm liệu trong thời gian làm việc bạn có thể gọi thức ăn nhanh rồi vừa ăn vừa làm việc được chăng? Công ty có quy định cấm nhân viên sử dụng smarphone trong giờ làm việc? Máy tính công ty có cài đặt phần mềm theo dõi và chấm công nhân viên? Nội dung email báo cáo công việc hàng ngày cho quản lý là gì?,…

Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ quy trình làm việc, văn hóa công ty và cảm thấy thoải mái khi làm việc ở đây.
5.Các hoàn cảnh cá nhân của bạn
Mỗi người có quan điểm sống, hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, vị trí xã hội,… khác nhau. Vì thế môi trường làm việc này là hoàn hảo với người này nhưng lại là “địa ngục” với người khác. Bạn viết ra một loạt các công ty đồng ý tuyển dụng bạn và so sánh ưu nhược điểm từng công ty, đặt câu hỏi với bản thân liệu công ty abcxyz  có phù hợp, nhiều cơ hội thăng tiến? Hay bạn tiếp tục nộp cv ứng tuyển thêm vài công ty danh tiếng hơn? Việc đưa ra quyết định gắn bó với công ty này hay công ty khác chưa bao giờ là quyết định dễ dàng cả, bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp cũ, một vài người bạn đã từng làm ở công ty đó để hỏi họ liệu bạn có nên nhận lời làm việc ở đây không? Ở thời điểm hiện tại nếu bạn cần tiền để trang trải cuộc sống thì nên chấp nhận làm việc tạm thời rồi lên kế hoạch tìm việc mới.

Thư chấp nhận và từ chối nhận đề nghị tuyển dụng
Dù bạn chấp nhận hay từ chối lời đề nghị làm việc của công ty tuyển dụng thì bạn cũng nên gửi email cảm ơn với lời lẽ trang trọng, chân thành.