Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gia tăng 2.5%

Bằng đại học không đảm bảo duy trì việc làm lâu dài đối với lao động trẻ ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta chiếm 2,3% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh

Ngày hội việc làm thanh niên TP.Hồ Chí Minh. Ảnh thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn

Theo số liệu chỉ ra số lượng người thất nghiệp tăng từ 16.400 lên 1,08 triệu lao động trong quý hai trong tổng số 47,5 triệu người trong lực lượng lao động của cả nước.

Mọi người đều cho rằng giáo dục tốt thường mang đến cơ hội tìm việc làm tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học và những người có bằng thạc sĩ có công việc lâu dài và ổn định thường thấp.

1.500 việc làm chờ người lao động ở Hà Nội

Số liệu chính thức từ bộ cho thấy có 39% tỷ lệ người thất nghiệp là các chuyên gia có trình độ cao, trong số đó có một nửa có trình độ giáo dục đại học.

Số lượng người trẻ sống ở các khu vực thành thị xin trợ cấp thất nghiệp chiếm 11,3% trong khi tỷ lệ này ở các khu vực nông thôn chỉ chiếm 5,24%.Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn theo thống kê đối với những người đăng ký hơn một năm là 22,6%.

Mặc dù thị trường lao động Việt Nam vẫn ổn định nhưng hầu hết các công việc được trả lương thấp, lao động có trình độ chuyên môn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, theo ông Doãn Mậu Diệp, Phó Bộ trưởng Lao động.

Những người thất nghiệp chủ yếu muốn tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực. Trong khi đó, nhu cầu lao động trên thị trường chủ yếu là các ngành như dệt may, chăn nuôi, sản xuất, cơ khí, bán hàng và tiếp thị. Những lĩnh vực được trả lương thấp và nguồn lao động chủ yếu là công nhân.

Theo Thứ trưởng, chính phủ cần giám sát việc cung và cầu trong thị trường lao động để các tổ chức giáo dục như trường đại học và dạy nghề xây dựng những chiến lược đúng đắn trong chương trình đạo tạo phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dựa vào số liệu thống kê cho thấy trong quý II năm 2016, thu nhập bình quân hàng tháng giảm 5% chỉ còn 4.85 triệu đồng so với quý trước. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Lao động cho biết sự suy giảm một phần là do thực tế năng suất lao động Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Mặc dù lao dộng duy trì chất lượng lao động là cần thiết nhưng số lượng công nhân được đào tạo chỉ chiếm 20,62% lực lượng lao động, tăng hơn 0,56% so với năm ngoái.

Theo thống kê Ngân hàng Thế giới, chất lượng lao động của Việt Nam được đánh giá ở một mức 3,39 điểm trên thang điểm 10, đứng thứ 11 trong số 12 quốc gia ở Đông Nam Á, thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc với 6,91 điểm , Ấn Độ 5,76 điểm và Malaysia 5,59 điểm.